Giới thiệu
Shakuhachi (尺八, Xích Bát ) là tên gọi môt loại sáo thổi dọc của Nhật Bản. Nó được
truyền bá từ Trung Quốc vào Nhật Bản ở thế kỉ 16 và thật sự được biết tới vào
thời kì Edo. Trước kia shakuhachi thường được làm bằng đốt tre, nhưng giờ đây
người ta còn có thể làm shakuhachi bằng ABS ( nhựa tổng hợp ) hoặc gỗ.
Thời xưa sáo shakuhachi được sử dụng trong âm nhạc thiền định. Ngày nay nhờ âm
thanh ngọt sắc, vui tươi nên shakuhachi thường xuyên được áp dụng trong nhạc
pop thời kì những năm 2000 tới nay.
Tổng quát
Cái tên Shakuhachi có nghĩa là 1.8 thước.
·
Shaku
(尺 – Xích ( Thước )): là một đơn vị đo chiều dài tương
đương với 30.3 cm
·
Hachi (八 – Bát ): có nghĩa là tám
Tóm lại, Shakuhachi có nghĩa là 1.8 thước ( khoảng 55 cm
), tương đương với chiều dài chuẩn của một cây shakuhachi. Tuy nhiên, tùy từng
loại mà chiều dài Shakuhachi có thể dao động từ 1.3 đến 3.3 thước.
Lịch sử
Sáo shakuhachi được du nhập vào Nhật Bản từ thế kỉ 16.
Trong thời kì phong kiến, shakuhachi đóng vai trò quan trọng
trong việc tu hành của các nhà sư thuộc tông phái Fuke Zen - một tông phái
trong Thiền tông Nhật Bản( Zen ). Các nhà sư này được gọi là Komuso (虚無僧- hư vô
tăng ). Các khúc nhạc shakuhachi của họ ( được
gọi là honkyoku ) được chơi như một cách thiền bằng hơi thở ( Suizen, 吹禅 – Xuy Thiền ), đồng thời cũng khắc họa rõ âm nhạc Thiền tông Nhật Bản
thời bấy giờ.
Vào thời kì đó, các shogun không cho phép việc du lịch toàn lãnh thổ
Nhật Bản. Nhưng vì việc tu hành của các nhà sư Fuke Zen cần phải đi nhiều nơi,
nên họ đã xin phép các shogun cho họ quyền đi lại và chơi nhạc. Để đổi lại,
nhiều shogun yêu cầu các nhà sư phải trở thành gián điệp cho họ, đồng thời cũng
cử đi nhiều gián điệp đóng giả làm nhà sư. Điều này thực hiện rất dễ dàng bởi
các nhà sư Fuke lúc nào cũng đội trên đầu một cái giỏ che kín mặt, thể hiện sự
tĩnh tại trước thế giới bên ngoài.
Rất nhiều khúc nhạc khó đã ra đời vì việc này, ví dụ như Shika no tone.
Nếu bạn chơi được bản nhạc này, thì bạn đích thực là một Fuke, nếu không thì rõ
ràng bạn là một tên gián điệp, và có thể bị giết khi ở lãnh địa của địch.
Trong thời kì Duy Tân Minh Trị, bắt đầu từ 1868, các shogun bị thủ tiêu,
điều này dẫn đến sự diệt vong của Thiền phái Fuke. Shakuhachi bị cấm trong vài
năm. Tuy các dòng nhạc cổ truyền khác không bị ảnh hưởng, nhưng những bản
honkyoku cùng với nhiều tài liệu quan trọng đã thất truyền trong thời kì này.
Sau đó, chính phủ Minh Trị đã bác bỏ lệnh cấm đối với Shakuhachi. Các bản
Honkyoku từ đó được chơi công khai cho đến ngày nay.
Các komuso - tăng sư của tông phái Thiền tông Fuke |
Shakuhachi trong âm nhạc hiện đại
Dù thỉnh thoảng shakuhachi được coi là loại nhạc cụ cổ và
lỗi thời ở Nhật Bản, nhưng ở nước ngoài cây sáo này vẫn khá nổi tiếng.
Âm nhạc trình diễn của Shakuhachi được chia làm ba thể loại:
·
Honkyoku:
nhạc cổ truyền, độc tấu
·
Sankyoku:
tam tấu, cùng với shamisen và koto
·
Shinkyoku:
loại hình âm nhạc mới dành cho shakuhachi và koto. Ảnh hưởng từ âm nhạc phương
Tây thời hậu Minh Trị.
Shakuhachi được sử dụng trong khá nhiều nhạc phim của điện
ảnh Holywood, như các phim The karate kid phần II và III ( không phải phim có
Thành Long đóng đâu :v ), Legends of the fall, Brave heart, hai phần Jurassic
park, The Last Samurai và Memoirs of a Geisha.
Trong nhạc Nhật ngày nay, Shakuhachi vẫn có vị thế rất riêng. Với âm thanh gọn
gàng, tinh tế, mang âm hưởng Thiền Tông và Thần Đạo Nhật Bản, cùng độ tùy biến
rất cao, Shakuhachi được áp dụng trong rất nhiều dòng nhạc. Với âm vực rộng,
người thổi Shakuhachi có thể chơi được bất kì dòng nhạc nào mình thích, từ âm
nhạc Thiền tông; âm nhạc trình diễn kết hợp cùng shamisen, koto, biwa đến nhạc
dân gian đương đại, jazz và nhiều dòng nhạc hiện đại khác.
Bản tam tấu Ao của band nhạc Yui, trong khúc nhạc này thì Shakuhachi đóng vai trò làm nhạc đệm, chơi chính là Shamisen
Bài Hane Usagi của Yui, trong bài này Shakuhachi đóng vai trò solo
Sennen no niji - Rin' ft. ALAN
Nếu thiếu đi tiếng sáo Shakuhachi thì coi như bài hát này đã mất đi sức sống
Yume Hanabi - Rin'
Khúc nhạc đầy chất thơ với sự kết hợp của Shakuhachi, Biwa và Koto
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét