Đàn Koto (琴 hoặc 筝) là một loại nhạc cụ truyền thống của Nhật Bản, nó tương tự như đàn guzheng của Trung Quốc. Đàn Koto được xem là nhạc cụ dân tộc của nước Nhật. Koto có chiều rộng khoảng 180 cm và được làm từ gỗ kiri .Nó có 13 dây được nối vào 13 con chắn có thể dịch chuyển dọc theo chiều rộng của thân đàn. Người chơi có thể điều chỉnh cường độ âm tiết của đàn trước khi sử dụng bằng cách di chuyển các con chặn này. Thông thường, người chơi đàn Koto sẽ sử dụng ba ngón tay (đầu ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa) để gảy đàn.
Đàn koto được phát minh vào đầu thế kỷ thứ 5 và trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 8, đàn Koto lần đầu tiên được truyền bá đến Nhật Bản từ Trung Quốc. Loại nhạc cụ này được sử dụng rất phổ biến trong khắp khu vực Châu Á, dưới nhiều hình thái khác nhau: Đàn Koto ở Nhật Bản là một phiên bản biến tấu từ đàn Qin, tại Hàn Quốc nó là tổ tiên của loại đàn gayageum và được gọi là Đàn Tranh tại Việt Nam. Loại nhạc cụ đa dạng này được phân làm hai chủng loại lớn, dạng đàn có con chặn và dạng đàn không có con chặn.
Từ thời xa xưa ở Nhật Bản, đàn Koto đã được coi là loại nhạc cụ dành cho giới thượng lưu, rất hay được sử dụng trong các bữa yến tiệc cung đình. Cây đàn này cũng được xem là nhạc cụ lãng mạn nhất trong các loại nhạc cụ truyền thống của Nhật Bản. Trong tác phẩm nổi tiếng “ Genji no monogatari”, nhân vật chính Genji đã mang lòng yêu da diết một người phụ nữ bí ẩn, người mà anh chưa bao giờ được gặp mặt mà chỉ được nghe qua một lần tiếng đàn koto của cô.
Đến ngày hôm nay, âm nhạc của đàn koto đã trải qua rất nhiều cải biến dưới tay các nghệ sĩ nổi tiếng. Có lẽ người có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến sự phát triển của đàn Koto là ông Yatsuhashi Kengyo (1614-1685). Ông là một nhạc sĩ mù tài năng sống tại Kyoto, người thay đổi giới hạn phối âm của đàn từ sáu âm tiết sang một phong cách hoàn toàn mới mà ông đặt tên là Uta Kumi. Và vì thế mà ngày nay, người ta gọi Yatsuhashi Kengyo là "Cha đẻ của đàn Koto hiện đại"
Vào đầu thời kỳ Minh Trị (1868-1912), âm nhạc phương Tây du nhập vào Nhật Bản. Michio Miyagi (1894-1956), một nghệ sĩ mù nhưng rất sáng tạo, được xem là nhạc sĩ Nhật Bản đầu tiên kết hợp âm nhạc phương Tây với âm nhạc truyền thống của đàn koto. Miyagi được mọi người quí trọng vì ông đã có công tái sinh lại âm nhạc koto khi mà nghệ thuật truyền thống Nhật Bản đã bị lãng quên và thay thế cho nó là luồng tư tưởng phương Tây. Kể từ sau thời đại của Miyagi, nhiều nhà soạn nhạc khác như Tadao Sawai (1937-1997) đã viết và trình diễn các tác phẩm để tiếp tục phát triển loại nhạc cụ này.
Miya Masaoka - một nghệ sĩ chơi đàn koto laser |
Thời nay, tuy đàn koto không còn có vị thế mạnh mẽ như trước, nhưng âm thanh sắc lạnh, trong và sáng của cây đàn này vẫn thường xuyên được sử dụng trong âm nhạc dân gian Nhật Bản. Không những thế, tiếng đàn koto còn tiếp tục được kết hợp với âm nhạc phương Tây để tạo ra nhiều dòng nhạc mới khác. Có thể nói, sự lãng mạn của cây đàn này cực kì phù hợp với những bản pop hay rock ballad buồn day dứt. Tiêu biểu cho sự kết hợp này là hai band nhạc Kagrra và Rin’ của Nhật. Kagrra đã đưa yếu tố truyền thống vào những bản rock của mình, tạo ra những bản nhạc vừa tinh tế mà cũng rất bi hùng. Band nhạc rin’ nổi tiếng bởi sự kết hợp giữa pop hiện đại và nhạc cụ truyền thống Nhật Bản, các thành viên trong band đều là những nghệ sĩ chơi jushichi-gen ( đàn koto có 17 dây ) nổi tiếng. Band nhạc Queen của Anh cũng đã sử dụng tiếng đàn koto trong bài hát “ The Prophet’s song “.
Nguồn: vnsharing.net ( đã biên tập và chỉnh sửa lại )
Cùng lắng nghe âm thanh của tiếng đàn Koto như vọng về từ miền cực lạc qua bản phối Sakura sakura ( instrumental ) của Rin':
Kagrra - band nhạc visual kei của Nhật với phong cách âm nhạc kết hợp giữa rock và âm nhạc truyền thống:
Cùng lắng nghe âm thanh của tiếng đàn Koto như vọng về từ miền cực lạc qua bản phối Sakura sakura ( instrumental ) của Rin':
Kagrra - band nhạc visual kei của Nhật với phong cách âm nhạc kết hợp giữa rock và âm nhạc truyền thống:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét